Đào tạo

CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC (ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

Thứ ba - 08/07/2025 05:32

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
 - Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Báo chí học định hướng ứng dụng
+ Tiếng Anh: Journalism
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 32 01 01 – UD
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Báo chí
+ Tiếng Anh: Journalism
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Báo chí
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Journalism
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu đào tạo:
- Mục tiêu chung:
Đào tạo các Thạc sỹ Báo chí có kiến thức chuyên môn, có tư duy phản biện, có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt tập trung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, để hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Mục tiêu cụ thể :
Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về ngành báo chí truyền thông. Sau khoá học học viên có đủ năng lực làm việc về chuyên môn báo chí truyền thông và tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông.

3.   Thông tin tuyển sinh
 3.1 Môn thi tuyển sinh
+ Môn cơ bản:       Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
+ Môn cơ sở:         Lý luận báo chí truyền thông
+ Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Thí sinh làm bài thi Ngoại ngữ hoặc sử dụng Chứng chỉ Ngoại ngữ đạt yêu cầu.

3.2 Đối tượng tuyển sinh:
* Về văn bằng: Tất cả các ứng viên đã tốt nghiệp đại học có thể dự thi, cụ thể:
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành Báo chí, hoặc ngành phù hợp (gồm Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế)
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc ngành khác với ngành Báo chí, đã học bổ sung kiến thức, hoặc sau khi dự thi nếu trúng tuyển phải học bổ túc kiến thức trước khi có quyết định công nhận học viên theo qui định.
* Về thâm niên công tác :
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, hoặc ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Báo chí được dự thi cao học ngành Báo chí định hướng ứng dụng có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác được dự thi cao học ngành báo chí định hướng ứng dụng có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông, có tối thiểu 03 sản phẩm báo chí truyền thông được đăng tải và phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

4. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với ngành Báo chí:

  • Ngành đúng: Báo chí.
  • Ngành phù hợp: Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế
  • Ngành gần: Văn học, Ngôn ngữ học, Chính trị học, Quốc tế học, Lịch sử, Xã hội học, Văn hóa học, Triết học, Luật, Kinh tế, Nhân học, Khoa học quản lý, Tâm lý học, Thông tin học, Xuất bản – Phát hành, Quan hệ quốc tế, Thông tin đối ngoại, Đạo diễn truyền hình, Biên tập truyền hình, Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế, Quảng cáo và Marketing, Xuất bản.
5. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Chương trình giáo dục sau đại học ngành Báo chí đào tạo thạc sĩ có kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp có chất lượng cao tại các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử trực tuyến, các công ty quảng cáo, truyền thông, hoặc các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu...;
- Các thạc sĩ ngành Báo chí có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên chính tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộ nghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí, làm chuyên viên chính tại các công ty truyền thông,… Người tốt nghiệp bậc thạc sĩ Báo chí học cũng có thể đảm nhận công việc biên tập, phóng viên cấp cao, phóng viên thường trú tại nước ngoài, bình luận chính trị - kinh tế trong các cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản;
- Các thạc sĩ Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá - tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước...;
- Đồng thời, thạc sĩ ngành Báo chí học có thể tiếp tục học lên Tiến sĩ ngành Báo chí học.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Thạc sĩ Báo chí học có năng lực tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình, cụ thể có thể trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu, giảng dạy hoặc các hoạt động thực tiễn khác hoặc có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học.
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học tại Trường ĐHKHXH&NV xem chi tiết tại đây

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây