1. Giới thiệu chung
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Lưu trữ học
+ Tiếng Anh: Archivology
- Mã số ngành đào tạo: 7320303
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Lưu trữ học
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Archivology
- Đơn vị đào tạo: Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Lưu trữ học đã tự giải phóng khỏi vai trò là một khoa học phụ trợ của khoa học lịch sử; các lưu trữ và nhà lưu trữ không còn coi nhiệm vụ của mình chỉ là bảo tồn tài liệu và giữ chúng cho các mục đích thực tiễn hay khoa học. Lưu trữ học đã chuyển thành một ngành khoa học thông tin hiện đại với một loạt các phương pháp nghiên cứu và nghiệp vụ đa dạng.
Bên cạnh việc bảo tồn tài liệu, khoa học lưu trữ ngày nay còn bao gồm việc thu thập thông tin chủ động và cung cấp cho nhiều người sử dụng từ các cơ quan hành chính, khoa học và công chúng rộng rãi. Các vị trí công việc có thể đảm nhận:
- Người làm văn thư lưu trữ tại các văn phòng các loại hình doanh nghiệp khác nhau hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.
- Chuyên viên văn thư chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Thư ký văn phòng, Trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí tại các loại hình doanh nghiệp.
- Quản lý nhân sự: tổ chức, điều hành, quản lý nhân sự trong các tổ chức thuộc khu vực công hoặc doanh nghiệp.
- Hành chính văn phòng: Làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp...
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
- Giảng viên tại cac trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về đào tạo văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
- Tự khởi nghiệp (start up) các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ về văn thư-lưu trữ, hiện đại hóa và chuyển đổi số trong văn thư-lưu trữ...
Theo thống kê tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp hàng năm của Trường ĐHKHXH&NV, hơn 90% sinh viên ngành Lưu trữ học có việc làm phù hợp sau 1 hoặc 2 năm tốt nghiệp.
3. Khả năng học tập nâng cao trình độ
Cử nhân ngành Lưu trữ học có cơ hội học lên ở các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các trung tâm/ viện/ cơ sở nghiên cứu về văn thư, lưu trữ.
4. Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học tại Trường ĐHKHXH&NV xem chi tiết
tại đây