THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Yeesao PHOUANGKHAMSAVATH . 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25 /07 /1989
4. Nơi sinh: Tỉnh Luoangnamtha , CHDCD, Lào
5. Quyết định công nhận học viên số: 3556/QĐ-XHNV Ngày 22 tháng11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Thực hành Phật giáo và sức khoẻ tinh thần của người theo đạo Phật ở quận Saysetha, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”
8. Chuyên ngành: xã hội học; Mã số: 8310301.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thu Hương.và TS. Nguyễn Thị Duyên , Khoa Xã hội học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Tổng quan nghiên cứu: Đã xác định khoảng trống nghiên cứu, cho thấy các công trình về thực hành Phật giáo và mối quan hệ với sức khỏe tinh thần của người theo đạo Phật tại Lào còn chưa nhiều, thiếu tính hệ thống và chuyên sâu từ góc độ xã hội học.
Xây dựng khung lý thuyết: Phân tích và làm rõ nội hàm các khái niệm cốt lõi: Đạo Phật, người theo đạo Phật, thực hành Phật giáo, sức khỏe, sức khỏe tinh thần; Xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa các hình thức thực hành Phật giáo và sức khỏe tinh thần của người theo đạo Phật.
Cơ sở lý luận: Luận văn đã áp dụng và phân tích dựa trên lý thuyết Cấu trúc - Chức năng và lý thuyết Hành động xã hội của Max Weber.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm (tại quận Saysettha, thủ đô Viêng Chăn):
Niềm tin: Tin vào giáo lý Nhân quả và Bát chính đạo tương quan thuận với cảm xúc tích cực, khả năng tập trung, thích ứng và phục hồi.
Cầu nguyện: Thực hành thường xuyên (tụng niệm, sám hối, phát nguyện) giúp tăng cảm giác vui vẻ, năng lượng và cải thiện giấc ngủ.
Thiền định: Có mối tương quan mạnh mẽ với việc tăng cường khả năng tập trung, giảm căng thẳng và mang lại bình an nội tâm.
Cúng dường: Góp phần tích cực vào sức khỏe tinh thần thông qua việc phát triển lòng biết ơn và tăng cường kết nối cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần dựa trên nền tảng Phật giáo; Các nhà hoạch định chính sách, tổ chức tôn giáo có thể sử dụng kết quả để phát triển hoạt động giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của thực hành Phật giáo; …
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng khảo sát tác động của các yếu tố khác đến sức khỏe tinh thần; Nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong việc duy trì đạo đức xã hội và gắn kết cộng đồng tại các khu vực khác của Lào hoặc các bối cảnh tương tự.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
MASTER'S THESIS INFORMATION
1. Student's full name: Yeesao PHOUANGKHAMSAVATH. 2. Gender: Male
3. Date of birth: July 25, 1989
4. Place of birth: Conscious Luoangnamtha, DPRK, Laos
5. Decision on recognition of students No. 3 556 / QD-XHNV, November 22, 2022, of the President of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in the training process: No
7. Thesis topic name: “ Buddhist practice and mental health of Buddhists in Saysetha district, Vientiane capital, Lao People's Democratic Republic ”
8. Major: Sociology; Code: 8310301.01
9. Scientific supervisors: Associate Professor, Dr. Hoang Thu Huong and Dr. Nguyen Thi Duyen, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of thesis results:
Research Overview: The research gap has been identified, showing that works on Buddhist practices and their relationship with the mental health of Buddhists in Laos are still limited, lacking in systematization and depth from a sociological perspective.
Building a theoretical framework: Analyzing and clarifying the core concepts: Buddhism, Buddhists, Buddhist practice, health, mental health; Building a theoretical framework on the relationship between forms of Buddhist practice and the mental health of Buddhists.
Theoretical basis: The thesis has been applied and analyzed based on Max Weber's theory of structure—function and the theory of Social Action.
Experimental research results (in Saysettha district, Vientiane capital):
Beliefs: Belief in the teachings of Karma and the Noble Eightfold Path is positively correlated with positive emotions, concentration, adaptability, and resilience.
Prayer: Regular practice (chanting, repentance, vows) helps increase feelings of joy and energy and improve sleep.
Meditation strongly correlates with increased focus, reduced stress, and inner peace.
Offering: Contributes positively to mental health through developing gratitude and strengthening community connections.
The research results provide a scientific basis for developing mental health care programs based on Buddhism; policymakers and religious organizations can use the results to create educational and communication activities to raise awareness of the benefits of Buddhist practice…
12. Further research directions: Expand the survey of the impact of other factors on mental health; Study the role of Buddhism in maintaining social morality and community cohesion in different areas of Laos or similar contexts.
13. Published works related to the thesis:
Tác giả: Anh
Những tin cũ hơn