THÔNG TIN VỀ ĐỀ ÁN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NHƯ NGÀ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/02/1978
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Kéo dài thời gian học tập 6 tháng từ ngày 29/12/2024 đến ngày 28/06/2025 (Quyết định kéo dài thời gian học tập số 6934/QĐ-XHNV ngày 16/12/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
7. Tên đề tài đề án: “Can thiệp tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có biểu hiện trầm cảm”
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng) 9. Mã số: 8310402
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc
- TS. Nguyễn Hạnh Liên
11. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Đề án trình bày một nghiên cứu tổng quan về rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành, với sự chú ý vào nhóm người trưởng thành có xu hướng tính dục thiểu số. Đề án đưa ra luận điểm nhằm tổng hợp các nghiên cứu quan trọng và dữ liệu dịch tễ về rối loạn trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam; đồng thời phân tích các vấn đề cơ bản liên quan đến rối loạn trầm cảm bao gồm khái niệm, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ cũng như ảnh hưởng của trầm cảm ở nhóm người trưởng thành. Đề án cũng mô tả các đặc điểm lâm sàng và tiêu chí chẩn đoán theo DSM-5; đồng thời khai thác mối liên hệ giữa rối loạn trầm cảm và « stress » do các trải nghiệm sang chấn hoặc bất lợi trong quá khứ. Thêm vào đó, đề án điểm luận về các phương pháp đánh giá và can thiệp hiện có, tập trung vào lý thuyết tiếp cận thông qua liệu pháp nhận thức hành vi, nhằm hỗ trợ người trưởng thành vượt qua rối loạn trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đề án trình bày quá trình can thiệp tâm lý cho một trường hợp người trưởng thành có biểu hiện trầm cảm. Kết quả can thiệp đã chỉ ra rằng thân chủ đã giảm rõ rệt các triệu chứng trầm cảm, cải thiện tâm trạng, nâng cao hình ảnh bản thân tích cực và tự tin, đồng thời gia tăng lòng tự trọng. Thân chủ cũng đã có khả năng nhận diện các điểm mạnh của bản thân, xây dựng các giá trị cá nhân cốt lõi, thách thức và thay thế những niềm tin không thích nghi và thực hành các phương pháp ứng phó với những tình huống gây căng thẳng. Ngoài ra, thân chủ đã phát triển khả năng sử dụng các kỹ năng quản lý cảm xúc, tăng cường khả năng giao tiếp và bày tỏ bản thân, từ đó giảm thiểu nguy cơ tái diễn trầm cảm cũng như các vấn đề tâm lý khác trong cuộc sống, đồng thời củng cố các kỹ năng xã hội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Dựa trên các kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong can thiệp ca lâm sàng, đề án đã cung cấp thêm bằng chứng về tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận nhận thức hành vi trong việc can thiệp các triệu chứng của rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành, đặc biệt là ở nhóm người trưởng thành có xu hướng tính dục thiểu số và trải qua stress do những trải nghiệm sang chấn hoặc bất lợi trong quá khứ. Bên cạnh đó, những hạn chế của đề án cũng được đề cập với mong muốn cung cấp cho các nhà lâm sàng mới bắt đầu thực hành những bài học hữu ích, từ đó nâng cao hiệu quả trị liệu trong tương lại khi áp dụng phương pháp tiếp cận nhận thức hành vi với nhóm thân chủ này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không có
INFORMATION ON PROJECT
1. Full name: NGUYEN THI NHU NGA 2. Sex: female
3. Date of birth: 19 February 1978
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV dated 28 December 2022 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
Extending the study period by 6 months from 12 December2024 to 28 June 2025 (Decision to extend the study period of graduate students No. 6934/QĐ-XHNV dated 16 December 2024 of the President of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi).
7. Official project title: “Psychological interventions for acase of an adultwith depressive symptoms”
8. Major: Clinical Psychology (Applied Orientation) 9. Code: 8310402
10. Supervisors:
- Assoc. Prof. Nguyen Sinh Phuc
- Ph.D. Nguyen Hanh Lien
11. Summary of the findings of the project:
The proposal presents a comprehensive study on depression disorders in adults, with a focus on the adult group with a minority sexual orientation. The proposal aims to synthesize important research and epidemiological data on depression disorders worldwide and in Vietnam, while also analyzing the fundamental issues related to depression, including concepts, causes, risk factors, and the impact of depression on the adult population. The proposal describes the clinical characteristics and diagnostic criteria according to the DSM-5, as well as explores the relationship between depression and stress due to traumatic or adverse experiences in the past. Additionally, the proposal discusses existing assessment and intervention methods, focusing on the theoretical approach through cognitive behavioral therapy, aimed at supporting adults in overcoming depression disorders and improving their quality of life.
The proposal presents the processus of psychological interventions for an adult with depressive symptoms. The intervention results indicate that the client has significantly reduced her depressive symptoms, improved her mood, enhanced her positive self-image and confidence, and increased her self-esteem. The client has also been able to identify her strengths, establish core personal values, challenge and replace maladaptive beliefs, and practice coping strategies for stressful situations. Moreover, the client has developed the ability to utilize emotional regulation skills, enhanced her communication abilities, and expressed herself, thereby minimizing the risk of depression recurrence as well as other psychological issues in life, while also reinforcing her social skills.
12. Practical applicability, if any:
Based on the results obtained from the theoretical and practical research process in clinical intervention, this proposal has provided additional evidence for the effectiveness of the cognitive behavioral approach in intervening in the symptoms of depression disorders in adults, particularly among adults with a minority sexual orientation and those experiencing stress due to traumatic or adverse past experiences. Additionally, the limitations of the proposal are discussed with the aim of providing valuable lessons for novice clinicians, thus enhancing the therapeutic effectiveness in the future when applying the cognitive behavioral approach to this client group.
13. Further research directions, if any: No
14. Project-related publications: No
Tác giả: Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn