Đào tạo

TTĐA: Trị liệu tâm lý cho một phụ nữ có nhận thức sai lệch về hình ảnh bản thân.

Thứ sáu - 09/05/2025 00:27

THÔNG TIN VỀ ĐỀ ÁN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hoài Thu                        2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:29/08/2000

4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc 

5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn thời gian đào tạo thêm 6 tháng từ 28/12/2024 đến 27/06/2025

7. Tên đề tài đề án: Trị liệu tâm lý cho một phụ nữ có nhận thức sai lệch về hình ảnh bản thân.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng;              9. Mã số: 22035099

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.BSCC. Nguyễn Hữu Chiến – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương 1,  Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý lâm sàng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; kiêm Phụ trách điều hành khoa Sức khỏe tâm thần, bệnh viện E

11. Tóm tắt các kết quả của đề án: 

Đề án đã áp dụng liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT) trong can thiệp cho một phụ nữ có nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể, với 14 phiên trị liệu cá nhân. Kết quả cho thấy cải thiện rõ rệt ở cả ba mặt: nhận thức (giảm suy nghĩ tiêu cực về cơ thể, phát triển góc nhìn nhân hậu hơn với bản thân), cảm xúc (giảm tự ti, lo âu), và hành vi (ăn uống linh hoạt, tăng hành vi theo giá trị). Các thang đo định lượng (BSQ, EAT-26, BDI-II) đều cho thấy mức độ giảm đáng kể sau trị liệu.

Điểm mới của đề án là xây dựng một tiến trình trị liệu chi tiết, tích hợp các kỹ thuật CBT kinh điển với thực hành chánh niệm, tập trung vào giá trị cá nhân – một hướng tiếp cận còn ít được nghiên cứu tại Việt Nam trong lĩnh vực hình ảnh cơ thể ở phụ nữ trưởng thành.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

Đề án góp phần cung cấp mô hình tham khảo cho can thiệp nhận thức – hành vi với phụ nữ gặp vấn đề về hình ảnh cơ thể. Các kỹ thuật sử dụng trong trị liệu có thể được áp dụng trong thực hành lâm sàng tại các trung tâm tư vấn và bệnh viện tâm thần.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng đối tượng (nam giới, thanh thiếu niên), so sánh hiệu quả giữa các mô hình can thiệp, hoặc kết hợp CBT với liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) để nâng cao hiệu quả điều trị.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án : Không

 

INFORMATION ON PROJECT

1. Full name: Nguyễn Hoài Thu                                        2. Sex: Female

3. Date of birth: 29/08/2000                                             4. Place of birth: Vĩnh Phúc

5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV

Dated: December 28th, 2022

6. Changes in academic process: Extension of study period for 6 months, from December 28th, 2024 to June 27th, 2025

7. Official project title: Psychological therapy for a Woman with Negative Body Image

8. Major: Clinical Psychology                  9. Code: 22035099

10. Supervisors:Dr. Nguyen Huu Chien – Former Deputy Director of the National Psychiatric Hospital No.1; Head of Psychiatry and Clinical Psychology, University of Medicine and Pharmacy, Vietnam National University, Hanoi; currently Head of Mental Health Department, E Hospital

10. Summary of the findings of the project:

The project applied Cognitive Behavioral Therapy (CBT) in a 14-session individual intervention for a woman suffering from distorted body image perception. The results demonstrated significant improvements across three domains: cognition (reduced negative thoughts about the body, developed a more compassionate self-view), emotion (decreased shame and anxiety), and behavior (more flexible eating patterns and increased value-based actions). Quantitative measures (BSQ, EAT-26, BDI-II) all showed marked reductions after the intervention.

A notable contribution of the project is the development of a detailed treatment process that integrates classical CBT techniques with mindfulness and value-based practices – an approach that remains underexplored in Vietnam in the context of adult women with body image concerns.

12. Practical applicability, if any

The project offers a practical reference model for applying CBT in therapeutic settings to treat women with body image concerns. The techniques can be implemented in clinical practice at counseling centers and psychiatric hospitals.

13. Further research directions, if any

Future studies may expand the participant profile to include male clients or adolescents, compare the effectiveness of different intervention models, or integrate CBT with Acceptance and Commitment Therapy (ACT) to enhance treatment outcomes for body image-related issues.

14. Project -related publications: None

 

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây