Thông tin luận văn: “Quản lý nhà nước tại di sản thế giới Wat Phou Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”
1. Họ và tên: PHOUVIENG SOYSOUNOMTHA
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày Sinh: 07/07/1987
4. Nơi Sinh: Champasak, Lào.
5. Quyết định công nhận học viên số: 3556/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng): kéo dài thời gian học tập từ ngày 01/12/2024 đến ngày 30/5/2025 (theo Quyết định số 6097/QĐ-XHNV ngày 8/11/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
7. Tên đề tài luận văn: Quản lý nhà nước tại di sản thế giới Wat Phou Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
8. Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
9. Mã số: 8319042.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học(ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác): TS Nguyễn Thị Hoài Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
11. Tóm tắt kết quả luận văn: Luận văn “Quản lý nhà nước tại di sản thế giới Wat Phou Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” đã phân tích toàn diện thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa thế giới Wat Phou Champasak trên các phương diện như bộ máy tổ chức, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý đã đạt được một số thành tựu như bảo vệ các công trình kiến trúc chính, nâng cao nhận thức cộng đồng và thu hút được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như nguồn lực tài chính và nhân sự còn thiếu, công tác giám sát – thực thi pháp luật chưa hiệu quả, cùng với áp lực từ sự phát triển nhanh của du lịch làm ảnh hưởng đến cảnh quan và chất lượng bảo tồn. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp quản lý bền vững, đặc biệt nhấn mạnh việc thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ thông qua ứng dụng công nghệ (GIS, camera), xây dựng chế tài nghiêm khắc và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm, buôn bán cổ vật trái phép. Những giải pháp này hướng tới mục tiêu bảo vệ hiệu quả và phát huy lâu dài giá trị của di sản Wat Phou Champasak trong bối cảnh hiện đại.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Luận văn “Quản lý nhà nước tại di sản thế giới Wat Phou Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, đặc biệt trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất trong luận văn có thể được áp dụng làm cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước tại Lào trong việc xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp lý và bộ máy quản lý di sản theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Ngoài ra, nội dung luận văn còn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các địa phương có di sản tương tự tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, cũng như thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và khu vực tư nhân trong công tác bảo tồn. Luận văn cũng có giá trị trong công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý văn hóa, du lịch và phát triển bền vững.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): không có
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có): không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Phouvieng Soysounomtha
2. Sex: Female
3. Date of birth: 07/07/1987
4. Place of birth: : Champasak, Lao PDR
5. Admission decision number: 3556/QĐ-XHNV, November 30th 2022 of Headmaster University of Sience Social and Humanity, Vietnam National University.
6. Changes in academic process: extend master course from 1st December 2024 to June 30th 2025 (acccording to the Decision number 6097/QĐ-XHNV, November 8th 2024 of Headmaster University of Sience Social and Humanity, Vietnam National University.
7. Official thesis title: State Management at The World Heritage Site Wat Phou Champasak, Lao People’s Democratic Republic
8. Major: Cultural Management
9. Code: 8319042.01
10. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Hoai Phuong, Hanoi University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis “State Management at the World Heritage Site of Wat Phou Champasak, Lao People’s Democratic Republic” presents a comprehensive analysis of the current management situation of the Wat Phou Champasak cultural heritage site from various perspectives, including the organizational structure, conservation efforts, and the integration of heritage values with tourism development.
The study identifies several achievements in the management process, such as the preservation of key architectural structures, increased community awareness, and support from international organizations. However, it also highlights ongoing challenges including limited financial and human resources, insufficient monitoring and law enforcement, and the negative impact of rapid tourism growth on the landscape and preservation quality.
Based on these findings, the thesis proposes sustainable management solutions, particularly focusing on the establishment of a rigorous monitoring system using technologies such as GIS and surveillance cameras, the formulation of strict sanctions, and the strengthening of international cooperation to prevent violations and the illicit trade of artifacts. These solutions aim to ensure the effective protection and long-term promotion of the cultural and historical values of Wat Phou Champasak in the modern context.
12. Practical applicability, if any:
The thesis has high practical applicability, particularly in the fields of heritage management, conservation, and value promotion. The research findings and proposed solutions can serve as a valuable reference for state management agencies in Laos in formulating policies, improving legal frameworks, and enhancing the organizational apparatus for heritage management in a professional and sustainable manner.
Furthermore, the thesis can serve as a reference for other localities in Southeast Asia with similar heritage sites, especially in integrating cultural preservation with tourism development and promoting the involvement of local communities and the private sector in conservation efforts. It also holds academic value for teaching, training, and research in the fields of cultural management, tourism, and sustainable development.
13. Further research directions, if any: No further research direction
14. Thesis-related publications: No thesis-related publications
Tác giả: Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn